Những loại rau củ không nên cho bé ăn mà bố mẹ cần chú ý

Rau củ là thực phẩm cung cấp hàm lượng chất xơ cao cực kỳ cần thiết và quan trọng cho cơ thể của bé. Đây là nguồn dinh dưỡng tự nhiên mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ, nhất là với hệ tiêu hoá. Tuy nhiên, không hẳn tất cả các loại rau củ đều phù hợp với bé. Bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn đọc những loại rau củ không nên cho bé ăn mà bố mẹ cần chú ý.

1. Rau củ có lợi ích gì đối với cơ thể?

Rau củ là những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, đặc biệt là chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hoá. Bổ sung rau củ mỗi ngày mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cơ thể, cụ thể:

  • Cung cấp chất xơ: Rau củ chứa nhiều chất xơ, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, hỗ trợ sự hấp thụ dinh dưỡng và giảm nguy cơ bệnh tật đường ruột.
  • Giảm cân: Rau củ thường có ít calo và chất béo, giúp kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ béo phì.
  • Tăng cường miễn dịch: Các loại rau củ chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Giảm nguy cơ các bệnh lý: Rau củ có thể giảm nguy cơ các bệnh lý như ung thư, bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường và bệnh tật đường ruột.
  • Hỗ trợ sức khỏe tâm lý: Rau củ giàu chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng cần thiết cho chức năng não bộ, giúp cải thiện tâm trạng và tăng cường trí nhớ.
  • Giúp kiểm soát đường huyết: Rau củ giàu chất xơ và các chất dinh dưỡng giúp kiểm soát đường huyết, hỗ trợ sự điều tiết đường huyết cho những người mắc bệnh tiểu đường.
  • Tăng cường sức khỏe của tóc và da: Rau củ giàu vitamin A, C và E, các chất chống oxy hóa và các khoáng chất có lợi cho sức khỏe tóc và da.

Do đó, sử dụng rau củ thường xuyên trong chế độ ăn uống có thể giúp cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ các bệnh lý.

nhung-loại-rau-cu-khong-nen-cho-be-an
Rau củ có lợi ích gì đối với cơ thể

2. Trẻ bao nhiêu tuổi bắt đầu ăn được rau củ?

Thông thường trẻ từ 6 tháng tuổi đã bắt đầu tham gia vào quá trình ăn dặm và một trong những nhóm thức ăn quan trọng cần bổ sung cho bé là rau củ. Rau củ là nhóm thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ rất cao, bên cạnh đó hương vị ngọt tự nhiên kích thích vị giác cho trẻ, từ đó giúp bé tập ăn dễ dàng hơn.

Với những trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể hấp rồi nghiền nhuyễn mịn để cho bé tập ăn. Hoặc mẹ cũng có thể chế biến rau củ theo nhiều cách khác nhau như nấu súp, làm bánh,… để bữa ăn của bé được phong phú hơn.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng việc cho trẻ ăn rau củ cần phải được thực hiện một cách thận trọng và đảm bảo an toàn thực phẩm. Và cũng có những loại rau củ không nên cho bé ăn. Do đó, ba mẹ nên chọn những loại rau củ có hàm lượng chất dinh dưỡng cao và không chứa chất độc hại, nấm mốc hay vi khuẩn. Ngoài ra, trước khi cho trẻ ăn rau củ mới, nên kiểm tra vệ sinh kỹ càng và nấu chín hoặc xay nhuyễn trước khi cho trẻ ăn.

nhung-loại-rau-cu-khong-nen-cho-be-an
Trẻ bao nhiêu tuổi bắt đầu ăn được rau củ

3. Những loại rau củ không nên cho bé ăn ba mẹ cần chú ý

Rau củ mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của bé. Tuy nhiên, khi còn bé sức khỏe của trẻ còn yếu và hệ tiêu hoá cũng rất nhạy cảm, do đó không hẳn tất cả các loại rau củ đều phù hợp cho bé. Dưới đây là một số loại rau củ không nên cho bé ăn mẹ cần chú ý

3.1. Củ sắn

Trong củ sắn có chứa nhiều chất độc, đối với cơ thể người lớn hệ tiêu hoá đã phát triển đầy đủ, vì thế sẽ có khả năng đào thải. Tuy nhiên, với cơ thể của trẻ nhỏ, hệ tiêu hoá vẫn còn khá yếu nên chưa sản sinh được nhiều miễn dịch. Do đó, nếu cho trẻ ăn sắn sẽ rất dễ bị nhiễm độc, dẫn đến các tình trạng như buồn nôn, đau bụng, đau đầu, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến suy hô hấp, hôn mê.

3.2. Củ dền

Củ dền có giá trị dinh dưỡng rất cao, vì thế nhiều mẹ chọn củ dền để chế biến món ăn cho bé. Tuy nhiên, với những trẻ dưới 1 tuổi khi ăn củ dền lại rất dễ bị ngộ độc bởi trong củ dền có chứa thành phần nitrat cao. Hàm lượng nitrat cao sẽ khiến cho cơ thể của bé bị khó tiêu, đầy bụng và khó chịu.

3.3. Rau màu xanh có lá bản to

Những loại rau củ không nên cho bé ăn bao gồm những loại rau có lá bản to và có màu xanh như rau muống, rau cải,… Bởi những loại rau này cũng chứa khá nhiều hoạt chất natri. Sau khi ăn những loại rau này cơ thể của bé sẽ rất dễ gặp vấn đề về quá trình vận chuyển oxy trong máu.

3.4. Rau mùi

Rau mùi là một loại rau thơm phổ biến trong các món ăn Việt, nó dùng để trang trí hay dùng để tăng mùi vị món ăn. Tuy nhiên, với trẻ em ba mẹ không nên bổ sung rau mùi vào món ăn của con, Bởi rau mùi có thành phần không tốt cho hệ tiêu hoá của bé, có thể ảnh hưởng đến gan và tăng bài tiết mật.

3.5. Lá hẹ

Lá hẹ thuộc nhóm những loại rau củ không nên cho bé ăn mặc dù chúng có tác dụng rất nổi tiếng trong việc chữa ho hay giúp bé đỡ sốt khi mọc răng. Tuy nhiên, nếu sử dụng lá hẹ cho trẻ thì rất dễ gặp tình trạng đau bụng, khó tiêu, dẫn đến tình trạng tiêu chảy và các vấn đề tiêu hoá khác. Ở những trẻ chưa có hệ tiêu hoá ổn định thì ba mẹ hãy cẩn thận với những loại rau khi sử dụng hàng ngày cho trẻ.

3.6. Cải thảo

Cải thảo nằm trong nhóm những loại rau không nên cho bé ăn bởi theo khuyến cáo của bác sĩ cải thảo sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp, sự lưu thông máu của trẻ. Sức đề kháng của trẻ nhỏ còn rất yếu, vì thế sức khỏe sẽ được đảm bảo nếu bổ sung những thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hoá và hệ hô hấp.

nhung-loại-rau-cu-khong-nen-cho-be-an
Những loại rau củ không nên cho bé ăn ba mẹ cần chú ý

4. Một số loại rau củ không nên kết hợp với nhau

Bên cạnh những loại rau củ không nên cho bé ăn, thì ba mẹ cũng cần chú ý cẩn thận khi kết hợp những thực phẩm nấu cho bé. Dưới đây là một số rau củ không nên kết hợp với nhau khi chế biến.

4.1. Cà rốt và củ cải trắng

Cà rốt và củ cải trắng là những thực phẩm giàu vitamin A, C nhưng bên cạnh đó chúng cũng chứa nhiều loại enzym khác nhau. Những enzym này có thể gây khó tiêu và những vấn đề khó chịu khác cho hệ tiêu hoá. Vì thế ba mẹ nên bổ sung riêng 2 thực phẩm vào món ăn khác nhau của bé, không nên kết hợp chung chúng với nhau.

4.2. Khoai tây, khoai lang và cà chua

Sự kết hợp giữa khoai tây, khoai lang và cà chua có thể khiến cho hệ tiêu hoá của trẻ khó chịu, bởi những thực phẩm này kết hợp với nhau sẽ gây lên hiện tượng đầy bụng, khó tiêu.

4.3. Dưa chuột và cà chua

Trong cà chua chứa rất nhiều dưỡng chất như vitamin C, nhưng dưa chuột lại chứa thành phần làm phân giải vitamin C. Chính vì vậy khi kết hợp dưa chuột và cà chua với nhau sẽ làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng ở trẻ, như vậy sẽ không tốt cho sức khỏe của bé.

4.4. Quả lê và rau dền

Ba mẹ không nên cho bé ăn rau dền và trái lê trong cùng bữa ăn, bởi sư kết hợp giữa hai thực phẩm này sẽ khiến hệ tiêu hoá của trẻ bị rối loạn, dễ gặp tình trạng tiêu chảy, khó chịu.

4.5. Cải thìa và bí ngô

Cả bí ngô và cải thìa đều là những thực phẩm chứa nhiều vitamin C và khoáng chất, tuy nhiên khi kết hợp lại với nhau thì chất enzym trong bí đỏ lại bị phá huỷ hết. Điều này khiến cho dạ dày của bé có tiêu hoá hơn và ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

mot-so-loai-rau-cu-khong-hop-nhau
Một số loại rau củ không nên kết hợp với nhau

5. Những lỗi sai của mẹ khi cho bé ăn rau củ

Bên cạnh những loại rau củ không nên cho bé ăn thì các mẹ cũng cần chú ý đến vấn đề điều chế món ăn để bé dễ ăn và có thể hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Rau xanh và củ quả là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, tuy nhiên để giữ nguyên độ dinh dưỡng khi chế biến thì mẹ cần chú ý một số vấn đề sau.

5.1. Không nên xào nấu quá lâu

Nhiều mẹ khi nấu rau cho con thường nghĩ nấu lâu hơn để rau được nhừ và con dễ ăn hơn. Nhưng đây lại là một quan điểm hoàn toàn sai, khi luộc rau chín tới mẹ không nên ngâm trong nồi và nên cho ra đĩa ngay như vậy mới không làm mất đi chất dinh dưỡng của rau củ.

Đồng thời, trong quá trình đun nấu quá lâu nhiệt độ sẽ làm cho những dưỡng chất, vitamin trong rau củ bị phân huỷ, ảnh hưởng đến hàm lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể bé bị giảm sút.

5.2. Tích trữ rau củ trong tủ lạnh

Bên cạnh chú ý về những loại rau củ không nên cho bé ăn, thì mẹ cũng không nên tích nhiều rau củ trong tủ lạnh rồi chế biến dần cho bé. Bởi rau củ để lâu trong tủ lạnh cũng sẽ bị giảm hụt phần nào chất dinh dưỡng.

Hơn nữa, với những loại rau như mồng tơi, rau ngót, rau cải,.. để tủ lạnh lâu sẽ rất dễ bị hỏng, thối,..

5.3. Rửa rau củ sau khi cắt thái

Nhiều mẹ có thói quen nhặt, gọt vỏ rau củ rồi cắt nhỏ luôn rồi mới rửa, mà không biết điều này đã vô tình đánh mất một hàm lượng dưỡng chất có trogn thực phẩm. Tốt nhất cá mẹ nên rửa sạch rồi mới cắt nhỏ và nấu luôn. Bởi thực phẩm nếu để càng lâu thì hàm lượng vitamin C càng mất đi nhanh chóng.

5.4. Cho trẻ ăn quá nhiều ăn trong bữa ăn

Rau củ thực sự mang lại nhiều dưỡng chất và vitamin cho bé, giúp bé phát triển mạnh khoẻ. Tuy nhiên, không vì thế mà ba mẹ lại cho con ăn quá nhiều. Nếu bổ sung quá nhiều rau củ sẽ gây cản trở sự hấp thụ canxi, kẽm và một số khoáng chất khác trong cơ thể. Điều này cũng phần nào ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé, nhất là sự phát triển về trí thông minh và hệ xương.

5.5. Cho trẻ ăn rau củ sống

Cho bé ăn rau củ sống sẽ đảm bảo hấp thụ hết những dưỡng chất vốn cố của thực phẩm như cà chua, dưa chuột, cà rốt,.. Hơn nữa cũng giúp bữa ăn của bé được phong phú, đa dạng hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, việc ăn rau củ sống cũng mang lại nhiều bất lợi bởi hệ tiêu hoá của bé chưa được hoàn thiện và còn khá yếu nên không thể tiêu hoá được hết những thực phẩm tươi sống này. Hơn nữa, việc ăn rau củ tươi sống cũng là nguyên nhân khiến bé bị tiêu chảy hay rối loạn hệ tiêu hoá. Do vậy, mẹ nên cân đối và cẩn thận khi cho con ăn rau củ tươi sống nhé.

luu-y-khi-me-cho-be-su-dung-rau-cu
Lưu ý cho mẹ khi cho bé sử dụng sau củ

Tóm lại, bài viết đã chia sẻ tới ba mẹ thông tin những loại rau củ không nên cho bé ăn. Mong rằng bé yêu nhà bạn sẽ luôn phát triển khoẻ mạnh, nếu còn gì thắc mắc đừng quên để lại bình luận phía dưới chúng tôi sẽ giải đáp nhé!

Xem thêm:

Uống sữa hạt có gây dậy thì sớm không? Những lưu ý khi cho trẻ dậy thì uống sữa hạt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *